Những loại thực phẩm không nên bỏ trong tủ lạnh

Bạn thường có thói quen mua đồ ngoài chợ về và bỏ ngay vào tủ lạnh để bảo quản và ăn dần. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có thể cho vào tủ lạnh, một số thực phẩm bỏ vào tủ lạnh có thể mất dần vitamin và dinh dưỡng. Chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn về điều này nhé!

Cuộc sống bận rộn khiến chúng ta có thói quen mua thực phẩm về cất trong tủ lạnh dùng dần. Thực tế, tủ lạnh không thể “bảo hiểm” cho mọi loại thực phẩm luôn tươi ngon.

Thông thường khi mua rau quả, thức ăn chúng ta đều có thói quen cất trong tủ lạnh vì nghĩ rằng thực phẩm sẽ được bảo quản tốt hơn, vitamin sẽ không bị mất đi. Hơn nữa, sử dụng tủ lạnh đúng cách không những kéo dài tuổi thọ cho vật dụng mà còn giúp cơ thể khỏe hơn, phòng chống bệnh tật. Thế nhưng một số thực phẩm khi cho vào tủ lạnh, chúng sẽ bị lão hóa nhanh hơn.

1. Trái cây nhiệt đới

Hoa quả vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thích ứng kém nhất với nhiệt độ thấp. Nếu giữ các loại trái cây này trong tủ lạnh lâu dễ khiến phần vỏ bên ngoài xuất hiện các chấm nâu, dinh dưỡng bị hao hụt, biến chất.

Mặc dù, đa số các loại dưa tươi đều có thể giữ ở nhiệt độ 0-4oC trong 1-2 ngày. Nhưng không phải loại trái cây nào cũng thích hợp với cách bảo quản này.

Chuối tiêu: nên bảo quản từ 12oC trở lên.

Cam quýt: 2-7oC.

Nho, hồng…: nếu bảo quản ở nhiệt độ thấp không chỉ làm giảm hương thơm, mà còn khiến lớp vỏ bị đổi màu.

Dâu tây, dâu ta… tốt nhất nên ăn ngay sau khi mua, bảo quản bằng tủ lạnh không chỉ làm thay đổi hương vị, mà còn khiến trái cây dễ bị mốc.

Để vải trong tủ lạnh một ngày, vỏ quả vải sẽ tự biến sang màu thâm và hương vải sẽ bị thay đổi. Những loại trái cây của vùng nhiệt đới không thích hợp với nhiệt độ thấp. Nếu chúng ta để các loại quả này trong tủ lạnh vỏ của chúng không những bị thâm đen mà dinh dưỡng cũng sẽ mất đi.

Cách tốt nhất nên để nơi thoáng gió, không bị ánh nắng chiếu vào.

2. Cà chua

Cà chua sẽ bị mềm, mất mùi nếu để trong tủ lạnh. Những quả cà chua để tủ lạnh lâu ngày sẽ rất khó chín.

3. Dưa chuột, ớt xanh

Dưa chuột, ớt xanh nếu để lâu trong tủ lạnh sẽ khiến nó bị “tổn thương.” Dưa chuột, ớt xanh sẽ bị mềm, mùi sẽ bị thay đổi.

4. Chocolate

Vi khuẩn sẽ dễ bị sinh sôi khi để chocolate trong tủ lạnh. Thông thường nhiệt độ để giữ chocolate trong khoảng 5 đến 18 độ C.

/uploads/thumbs/News-thumb/470-470-thuc-pham-nao-khong-nen-de-trong-tu-lanh-f052.png

Nếu muốn bảo quản chocolate trong mùa hè thì trước tiên nên cho chocolate vào túi ni lông sau đó mới để vào tủ lạnh. Khi lấy ra không nên mở ngay mà phải mở từ từ để chocolate quen với nhiệt độ bên ngoài.

5. Các loại rau nhiều nước, có lá

Nước trong các loại rau lá thường bốc hơi nhanh bởi vậy nên ăn ngay sau khi mua.

Các loại củ quả vỏ dày như khoai tây, cà rốt, bí ngô, bí đao, hành tây…nên bảo quản ở nhiệt độ phòng.

Bảo quản cà chua ở nhiệt độ thấp, một phần hoặc cả quả sẽ xuất hiện tình trạng bị dập nát, thậm chí nổi mốc, giảm hương vị tươi ngon.

Những loại rau có lá như mồng tơi, rau ngót, rau cải, rau muống… đều không nên bảo quan trong tủ lạnh, lá sẽ nhanh bị khô và thối hỏng.

Những loại rau khác như bắp cải, cà rốt, cần tây, hành tây, bí đỏ, cà tím… đều thích hợp với nhiệt độ từ 7-10 độ C.

6. Dăm bông

Thịt dăm bông khi bảo quản trong tủ, chất béo và nước có trong dăm bông kết hợp với nhiệt độ thấp làm cho dăm bông nhanh hỏng hơn.

7. Bánh mì

Bánh mì trong quá trình nướng, các tinh bột đã bị lão hóa, nếu cho bánh mì vào tủ lạnh, gặp nhiệt độ thấp bánh sẽ bị cứng.

Một mẹo giúp bạn bảo quản bánh mì trong tủ lạnh là cắt nhỏ, cho vào túi thấm dầu, để trên ngăn đá. Khi nào cần ăn, bỏ ra để nghỉ 3-5 phút rồi nướng lại, bánh cũng giòn nhưng tất nhiên không thơm ngon như lúc đầu. Cách này chỉ nên áp dụng 3-5 ngày thôi, để càng lâu bánh càng mất hương vị.

8. Cá

Không nên bảo quản cá trong tủ lạnh quá lâu. Nhiệt độ của ngăn đá tủ lạnh gia đình là -15 độ C, nhưng các loại hải sản lại cần đến -30 độ C, do vậy nếu để quá lâu nước mô của cá sẽ biến mất.

Như cá chép chẳng hạn, nếu bạn trữ đông lâu cá sẽ có mùi hôi, thịt cá bở, chất dinh dưỡng mất hết, bạn không ăn được nữa.

9. Các loại thực phẩm muối, khô

Bánh quy, kẹo, mật ong, dưa muối, các thực phẩm khô… không cần phải bảo quản bằng tủ lạnh.

Sô cô la để trong tủ lạnh, bên ngoài dễ biến chất, xuất hiện lớp phấn trắng, không còn hương vị  ban đầu. Vì vậy nếu cho tủ lạnh phải bọc kín trong túi nilon.

10. Không để lâu thịt cá

Thịt, cá cần được bảo quản lạnh nhưng không nên để quá lâu. Nếu phát hiện thịt đông lạnh có màu vàng, chắc chắn do lớp mỡ đã bị oxy hoá, bạn nhất định phải bỏ đi.

Bảo Thanh tổng hợp
Amthuc365.vn